Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Khám vú lâm sàng

Nhiều tổ chức sức khỏe khuyến nghị khám vú lâm sàng thường niên. Bác sĩ phụ khoa, nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe gia đình, y tá thực hành, nữ hộ sinh hoặc y tá được đào tạo chuyên môn có thể đảm nhiệm việc khám này. Khám vú thường niên giúp đảm bảo phát hiện sớm các tình trạng về vú.

Vai trò của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết là cần những xét nghiệm và chăm sóc theo dõi nào nếu phát hiện vấn đề. Khám lâm sàng của quý vị cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để đặt câu hỏi về tự khám vú. Quý vị có thể biết được là mình có đang tự kiểm tra vú theo cách tốt nhất không. Hoặc quý vị có thể muốn hỏi thai kỳ, cấy ghép vú hoặc phẫu thuật thu nhỏ ngực hưởng đến cách quý vị khám vú như thế nào.

Nhân viên y tế giải thích về việc tự khám vú.

Xét nghiệm chẩn đoán

Nếu khám lâm sàng cho thấy có sự thay đổi ở vú, quý vị có thể làm xét nghiệm khác để tìm hiểu thêm. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Chụp x-quang tuyến vú. Chụp X quang mô vú liều thấp.

  • Siêu âm (Ultrasound). Xét nghiệm hình ảnh sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh vú của quý vị.

  • Sinh thiết (Biopsy). Người ta dùng kim hoặc thực hiện một vết rạch (vết mổ) để lấy lượng nhỏ mô vú. Sau đó, mô được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Hướng dẫn khám vú lâm sàng

Trường Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists, ACOG) khuyến nghị bắt đầu ở tuổi 29, quý vị nên khám vú lâm sàng 1 - 3 năm một lần. Sau tuổi 40, đi khám vú lâm sàng hàng năm. Nếu quý vị có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn, quý vị có thể cần khám thường xuyên hơn. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú có thể bao gồm:

  • Trên 50 tuổi hoặc sau mãn kinh

  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư vú

  • Có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 hoặc các đột biến gen cụ thể khác

  • Có nhiều chu kỳ kinh hơn do bắt đầu có kinh sớm (trước tuổi 12) hoặc mãn kinh muộn (sau tuổi 55)

  • Không có thai

  • Có thai lần đầu sau tuổi 30

  • Béo phì

  • Có tiền sử điều trị vùng ngực bằng xạ trị

  • Phơi nhiễm DES trong thai kỳ của mẹ quý vị

  • Lười vận động

  • Dùng quá nhiều rượu

  • Có mô vú đặc

  • Dùng liệu pháp hóc-môn sau mãn kinh

Các tổ chức khác lại có khuyến nghị khác. Nói chuyện với nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị về những gì tốt nhất cho quý vị.

Online Medical Reviewer: Donna Freeborn PhD CNM FNP
Online Medical Reviewer: Heather M Trevino BSN RNC
Online Medical Reviewer: Irina Burd MD PhD
Date Last Reviewed: 11/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer