Hướng dẫn xuất viện đặt stent động mạch cảnh
Khi quý vị về nhà sau khi làm thủ thuật, hãy thực hiện những việc sau:
-
Quan sát chỗ tiêm xem có chảy máu không. Có vết bầm nhỏ là bình thường. Thỉnh thoảng có một giọt máu ở chỗ đó.
-
Quan sát chi được sử dụng để xem có những thay đổi về nhiệt độ, màu sắc, tê, ngứa ran hoặc mất chức năng không.
-
Dùng thuốc kháng tiểu cầu theo chỉ dẫn. Những thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trên stent. Nhưng chúng có thể khiến quý vị dễ bị bầm tím hơn.
-
Tắm vòi sen thay vì tắm bồn trong vài ngày. Nhưng hãy đợi cho đến khi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị đồng ý rằng quý vị có thể làm ướt vết thương.
-
Không nhấc bất cứ thứ gì nặng hơn 10 pound trong vài ngày.
-
Cứ từ từ. Nhưng hãy cố gắng quay lại thói quen bình thường của quý vị càng nhiều càng tốt.
-
Hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị về thời điểm quý vị có thể lái xe, trở lại làm việc và thực hiện các hoạt động khác.
Khi nào thì gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị
Gọi nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của quý vị ngay nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:
-
Các vấn đề tại vết mổ, chẳng hạn như sưng, đỏ, chảy máu, ấm, rò rỉ dịch hoặc đau ngày càng tăng
-
Chi được dùng để chọc dò bị lạnh, đổi màu, đau, tê, ngứa ran hoặc mất chức năng
-
Sốt từ 100,4°F (38,0°C) trở lên, hoặc theo tư vấn của nhà cung cấp của quý vị
-
Đau ngực hoặc khó thở (Gọi 911 )
-
Triệu chứng mới hoặc bị trầm trọng hơn
Đến phòng cấp cứu nếu văn phòng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị đóng cửa.
Khám/kiểm tra theo dõi của quý vị
Trong vòng một tháng sau khi làm thủ thuật, quý vị sẽ được khám và kiểm tra tiếp theo. Những lần khám này có thể bao gồm siêu âm và kiểm tra chức năng não. Sau đó, quý vị sẽ được theo dõi bằng siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh khác 6 tháng một lần trong 1 đến 2 năm. Sau đó, quý vị sẽ được theo dõi ít nhất 12 tháng một lần. Quý vị cũng có thể tiếp tục dùng thuốc chống tiểu cầu. Trong một số trường hợp, động mạch cảnh có thể bị thu hẹp trở lại. Nếu điều này xảy ra, thường có thể được điều trị lại bằng nong mạch bằng bóng.
Gọi 911
Gọi 911 ngay lập tức nếu quý vị có bất kỳ triệu chứng đột quỵ nào sau đây:
-
Suy yếu, ngứa ran, hoặc mất cảm giác ở một bên mặt hoặc cơ thể
-
Bất chợt nhìn thấy hình đôi hoặc khó nhìn ở một bên hoặc ở hai bên mắt
-
Khó nói năng bất chợt hoặc nói líu nhíu
-
Khó hiểu những người khác
-
Nhức đầu nặng, đột ngột
-
Chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc cảm thấy như muốn té
-
Bị tối xầm hoặc co giật
B.E. F.A.S.T. là cách dễ dàng để ghi nhớ các dấu hiệu của đột quỵ. Khi quý vị nhìn thấy những dấu hiệu này, quý vị biết rằng quý vị cần phải gọi 911 nhanh chóng.
B.E. F.A.S.T. là viết tắt của:
-
B là viết tắt của balance (thăng bằng). Đột ngột mất thăng bằng hoặc sự phối hợp.
-
E là viết tắt của eyes (mắt). Thị lực thay đổi ở một hoặc cả hai mắt.
-
F là viết tắt của face drooping (mặt bị thõng xuống). Một bên mặt bị thõng xuống hoặc tê. Khi người ta mỉm cười, nụ cười này không cân đối.
-
A là viết tắt của arm weakness (yếu cánh tay). Một bên cánh tay bị yếu hoặc tê. Khi một người nhấc cả hai cánh tay lên cùng một lúc, một bên cánh tay có thể bị thõng xuống.
-
S là viết tắt của speech difficulty (khó nói). Quý vị có thể nhận thấy việc nói líu nhíu hoặc khó nói. Người này không thể lặp lại một câu đơn giản đúng khi được hỏi.
-
T là viết tắt của time to call (thời gian gọi) 911. Nếu ai đó có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, ngay cả khi họ đã rời đi, hãy gọi 911 ngay lập tức. Ghi nhận về thời gian mà các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên.
Online Medical Reviewer:
Anne Fetterman RN BSN
Online Medical Reviewer:
Deepak Sudheendra MD
Online Medical Reviewer:
Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Date Last Reviewed:
9/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.